Bản tin 115 số 24: Người đánh thức những bệnh nhân "lãng quên sự đời" (26/3/2015) |
Theo: kênh VOV giao thông Quốc gia - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện trực thuộc Bộ, Tổng công ty Dược Việt Nam về việc không để tăng giá thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi. - Vừa qua, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội đã tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động giám sát vệ sinh, chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt trên địa bàn năm 2015, nhằm chủ động chống dịch bệnh lây truyền. - Với thông điệp “Hiến máu cứu người - sinh mệnh của bạn và tôi”, ngày hội hiến máu có tên gọi “Chủ nhật đỏ” đã thu hút hơn 1.000 người dân Đà Nẵng tham gia. Ban tổ chức ước tính thu về được hơn 800 đơn vị máu. - Bệnh viện quốc tế FV (Tp.HCM) vừa phẫu thuật cứu sống một nữ bệnh nhân người nước ngoài bị xuất huyết u tử cung lành tính. Điều đặc biệt, bệnh nhân không nhận máu từ người khác nên trong quá trình phẫu thuật, các bác sỹ đã tiến hành truyền máu hồi hoàn từ bụng vào thẳng tĩnh mạch. - Bắt đầu từ hôm nay, Bệnh viện Dầu khí Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) sẽ chính thức đi vào hoạt động, phục vụ khám chữa bệnh nội và ngoại trú cho nhân dân - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, trong những ngày gần đây người cao tuổi nhập viện tăng đột biến do mắc các bệnh tăng huyết áp, suy tim, co thắt mạch vành, viêm phổi nặng, suy hô hấp, tai biến mạch máu não… Người đánh thức những bệnh nhân “lãng quên sự đời” Điều trị bệnh nhân tâm thần bằng thuốc thôi chưa đủ, cần sự dũng cảm, yêu thương, đồng cảm của thầy thuốc. Duyên nợ... Tới Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 tại Thường Tín (Hà Nội), hỏi thăm về công tác điều trị và đời sống bệnh nhân nơi đây, ai cũng bảo: “cứ hỏi bác sĩ Cương”! Vị bác sĩ Cương mà mọi người nói đến chính là Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa 2 La Đức Cương-Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Phó Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam. Nhớ lại những ngày đầu ở Viện, bác sĩ Cương kể: Ngày ấy, điều trị bệnh tâm thần rất khó khăn và vất vả. Đã có lần vì nản mà định từ bỏ công việc. Nhưng đúng lúc sắp dứt áo ra đi thì ông lại được giao điều trị ca bệnh khó. Khi tìm ra cách giải quyết vấn đề cho bệnh nhân, bản thân bác sĩ Cương lại sinh ra thích thú, đam mê nghiên cứu. Trong suốt 30 năm qua, kỷ niệm không thể quên của bác sĩ Cương là trường hợp bệnh nhân Bùi Danh Lợi (quê ở Hà Khi chuyển về nước, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Tâm thần TW1 và được bác sĩ Cương trực tiếp điều trị. Nghiên cứu kỹ cách thức chữa trị của nước bạn, cùng quá trình đấu tranh khai thác bệnh nhân, bác sĩ Cương phát hiện bệnh nhân đâm người là bồn chồn do thuốc. Vì thế, bác sĩ Cương kê đơn thuốc với tiên lượng phù hợp hơn, đồng thời vừa làm bạn tâm giao của bệnh nhân, sau vài tháng bệnh nhân Lợi ổn định và xuất viện. Bác sĩ Cương tâm sự: “Điều trị bệnh tâm thần thì không có phác đồ, chỉ có hướng dẫn sử dụng thuốc, hướng dẫn điều trị với những tiên lượng khác nhau,điều trị lâu dài khác nhau. Do đó, công tác tâm lý, tiếp xúc người bệnh và kê đơn thuốc luôn phải song hành”. Trị bệnh cần sự yêu thương, đồng cảm Thực tế, khi có người bị tâm thần, người dân Việt Ước tính, mỗi năm có khoảng 25.000 lượt người đến khám bệnh, trong đó điều trị nội trú chiếm khoảng 10%. Bác sĩ Cương cùng 572 đồng nghiệp ngày đêm điều trị cho gần 600 bệnh nhân nội trú. Ngoài ra, bác sĩ Cương tranh thủ thêm thời gian đào tạo thế hệ trẻ kế cận bằng việc tăng cường trực tiếp “cầm tay chỉ việc”: khai thác, phân tích tâm lý bệnh nhân, thực hành chẩn đoán điều trị. Bác sĩ Oanh, công tác tại Viện Tâm thần Trung ương I chia sẻ: “Bác sĩ Cương rất sâu sát trong chuyên môn. Bác sỹ là người đồng cảm,dễ chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ nhân viên”. Hiện tại, ông đang nghiên cứu đề án “Phát triển tâm lý lâm sàng trong bệnh viện tâm thần nói riêng và trong ngành y nói chung”. Đề án này hứa hẹn nhiều ứng dụng khả quan để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp y học. Dù là nơi điều trị bệnh tâm thần, nhưng viện này luôn giữ được sự yên bình. Vì thế, sự miệt mài, kiên trì của tập thể y, bác sĩ nơi đây, mà dẫn đầu là thủ lĩnh La Đức Cương, được mọi người gọi là các dũng sĩ thầm lặng đánh thức những người “tạm lãng quên sự đời”. Bác sĩ Cương tâm niệm, điều trị bệnh nhân tâm thần bằng thuốc thôi chưa đủ,cần yêu thương, đồng cảm với bệnh nhân thì mới cảm hóa, ổn định được bệnh nhân.
|